Bệnh thận mạn tính (CKD)
Thận có vai trò loại bỏ phế phẩm và nước thừa khỏi máu. Khi thận không hoạt động như chức năng vốn có, phế phẩm bắt đầu tích tụ trong máu. Tình trạng này được gọi là bệnh thận mạn tính (CKD). CKD có nghĩa là quý vị bị tổn thương thận hoặc giảm chức năng thận kéo dài tối thiểu 3 tháng. CKD cho phép nước thừa, chất thải, và độc tố tích tụ trong cơ thể. Cuối cùng thì sự tích tụ này có thể đe dọa tính mạng. Quý vị có thể cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Tình trạng nặng nhất này được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối.
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận mạn tính. Những nguyên nhân khác bao gồm cao huyết áp, động mạch cứng lại (chứng vữa xơ động mạch), lupus, viêm mạch máu (viêm mạch) và từng nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn. Một số thuốc giảm đau không kê toa có thể gây suy thận khi dùng thường xuyên trong thời gian dài. Những thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen, và các thuốc kháng viêm liên quan có tên NSAID (thuốc kháng viêm không steroid).
Chăm sóc tại gia
Những hướng dẫn này sẽ giúp quý vị chăm sóc bản thân tại nhà:
-
Nếu quý vị bị tiểu đường, hãy nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc kiểm soát đường huyết. Hỏi xem quý vị có cần thay đổi gì về chế độ ăn, lối sống hoặc thuốc không.
-
Nếu quý vị bị huyết áp cao:
-
Dùng thuốc kê toa để giảm huyết áp xuống ngưỡng theo khuyến nghị là dưới 130/80.
-
Bắt đầu chương trình tập luyện đều đặn mà quý vị yêu thích. Trao đổi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe để chắc chắn rằng chương trình luyện tập được lên kế hoạch đó là phù hợp với quý vị.
-
Ăn ít muối (natri) hơn. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể cho quý vị biết ăn bao nhiêu muối mỗi ngày thì an toàn.
-
Nếu quý vị thừa cân, hãy nói chuyên với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe về kế hoạch giảm cân.
-
Nếu quý vị hút thuốc, quý vị phải bỏ thuốc. Hút thuốc làm cho bệnh thận nặng hơn và khiến quý vị gặp rủi ro bị các bệnh nghiêm trọng khác. Nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe về cách giúp quý vị cai thuốc. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập đường dẫn sau:
-
Hầu hết mọi người bị CKD đều cần tuân theo chế độ ăn đặc biệt. Đảm bảo quý vị hiểu chế độ ăn của mình. Nhìn chung, quý vị sẽ cần hạn chế protein, muối, kali và phốt pho. Quý vị cũng cần hạn chế lượng chất lỏng tiêu thụ.
-
CKD là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim. Trao đổi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác quý vị có thể có và những việc quý vị có thể làm để giảm thiểu những nguy cơ đó.
-
Trao đổi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về bất kỳ loại thuốc nào quý vị đang dùng để xem có cần giảm hoặc ngưng dùng hay không.
-
Vì sự an toàn của bản thân, hãy hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc bổ nào. Không dùng các loại thuốc không kê toa dưới đây. Hoặc tham khảo ý kiến của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe trước khi dùng:
-
Aspirin và NSAID, chẳng hạn ibuprofen hoặc naproxen. CÓ THỂ dùng acetaminophen để giảm đau hoặc sốt.
-
Thuốc nhuận tràng và thuốc kháng axit chứa magiê hoặc nhôm
-
Thuốc thụt fleet hoặc phospho-soda chứa phốt pho
-
Một số loại thuốc chặn axit dạ dày như cimetidine hoặc ranitidine
-
Thuốc thông mũi chứa pseudoephedrine
-
Thực phẩm bổ sung thảo mộc
Chăm sóc theo dõi
Khám theo dõi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị theo chỉ dẫn. Truy cập những trang web sau để tìm hiểu thêm:
Nếu quý vị được chụp X-quang ECG (điện tim đồ) hoặc xét nghiệm chẩn đoán khác, quý vị sẽ được cho biết về bất cứ phát hiện mới nào có thể ảnh hưởng tới sự chăm sóc của quý vị.
Gọi 911
Gọi ngay 911 nếu bị bất cứ điều nào sau đây:
-
Yếu nghiêm trọng, chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ hoặc lú lẫn
-
Đau nơi ngực hoặc khó thở
-
Tim đập nhanh, chậm hoặc không đều
Khi nào đi tìm tư vấn y tế
Gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay nếu bị bất cứ những điều nào sau đây:
-
Đau bụng (buồn nôn) hoặc nôn
-
Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên, hoặc theo tư vấn của nhà cung cấp của quý vị
-
Bất ngờ tăng cân hoặc sưng ở chân, mắt cá chân hoặc quanh mắt
-
Không đi tiểu nhiều, hoặc không đi tiểu chút nào
-
Các triệu chứng mới hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
Online Medical Reviewer:
Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer:
Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Online Medical Reviewer:
Walead Latif MD
Date Last Reviewed:
6/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.