Tụ máu
Tụ máu là một khối máu tụ bị mắc kẹt bên ngoài mạch máu. Đó là những gì chúng ta nghĩ là vết bầm tím hoặc đụng dập. Tình trạng này thường được nhìn thấy dưới da dưới dạng một đốm đen và xanh trên cánh tay hoặc trên chân hoặc một cục trên đầu sau chấn thương. Nó có thể ở hầu hết mọi nơi trên hoặc trong cơ thể quý vị. Nó cũng có thể xảy ra trong cơ quan nội tạng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Tụ máu tai là tình trạng tụ máu bên trong tai ngoài. Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương bởi vật tù, chẳng hạn như trong các hoạt động thể thao.
Tụ máu là do chấn thương gây tổn thương các mạch máu nhỏ. Tình trạng này khiến cho máu rò rỉ vào các mô. Máu hình thành một túi dưới da sưng lên và trông giống như một mảng màu tím. Đôi khi tụ máu hình thành dưới da do chảy máu trong khi sinh nở và có thể đặc biệt nghiêm trọng. Các dạng tụ máu nghiêm trọng khác có thể xảy ra sau khi ngã hoặc chấn thương ở đầu, được gọi là tụ máu dưới màng cứng hoặc tụ máu ngoài màng cứng. Các tình trạng này cần được điều trị nội khoa ngay lập tức.
Dần dần máu trong khối tụ máu sẽ được hấp thụ trở lại cơ thể. Tình trạng sưng tấy và đau do khối tụ máu sẽ biến mất. Quá trình này mất khoảng 1 tuần đến 4 tuần, tùy thuộc vào kích thước của khối tụ máu. Da trên khối tụ máu có thể chuyển sang màu xanh, sau đó chuyển sang màu nâu và vàng khi máu bị hòa tan và hấp thụ. Thông thường, quá trình này chỉ mất vài tuần nhưng có thể kéo dài hàng tháng.
Chăm sóc tại nhà
-
Hạn chế cử động của khớp gần khối tụ máu. Nếu khối tụ máu lớn và đau, hãy tránh chơi thể thao và các hoạt động thể chất mạnh khác cho đến khi hết sưng và hết đau.
-
Chườm một túi chườm đá lạnh lên vùng bị thương trong 20 phút, từ 1 giờ đến 2 giờ một lần trong ngày đầu tiên. Tiếp tục chườm túi chuomf đá lạnh từ 3 lần đến 4 lần mỗi ngày trong 2 ngày tiếp theo. Để làm túi chườm đá lạnh, hãy cho các viên đá lạnh vào túi ni lông có buộc kín miệng. Quấn túi trong khăn hoặc vải mỏng. Không chườm đá lạnh hoặc chườm túi chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Tiếp tục sử dụng túi chườm đá lạnh để giảm đau và giảm sưng khi cần.
-
Dùng acetaminophen để giảm đau , trừ khi quý vị được cho dùng một loại thuốc giảm đau khác. Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết trước khi sử dụng thuốc này nếu quý vị:
-
Bị bệnh gan mạn tính hoặc bệnh thận mạn tính.
-
Đã bị loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa.
-
Đang dùng thuốc làm loãng máu.
Chăm sóc khi theo dõi
Theo dõi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe theo lời khuyên. Nếu chụp X-quang hoặc chụp chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp MRI, được thực hiện, quý vị sẽ được thông báo về kết quả và bất kỳ dấu hiệu nào có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc cho quý vị.
Khi nào cần được tư vấn về y tế
Liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc đi khám ngay lập tức nếu quý vị bị:
-
Đỏ xung quanh khối tụ máu.
-
Đau hoặc nóng ở khối tụ máu tăng lên.
-
Tăng kích thước khối tụ máu.
-
Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
-
Khối tụ máu ở cánh tay hoặc ở chân. Nếu vậy, hãy theo dõi xem có:
Online Medical Reviewer:
Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer:
Rita Sather RN
Online Medical Reviewer:
Sravani Chintapalli
Date Last Reviewed:
1/1/2025
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.